Châu Á - Thái Bình Dương giữa nỗi lo lạm phát 'quay xe'
Nghi phạm sàm sỡ phụ nữ bị tạm giữ hình sự là Đ.N.S. (26 tuổi, ở thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, H.Hòa Vang).Trước đó, cuối tháng 12.2024, chị N.T.C.T. (ở xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang) đến Công an xã Hòa Tiến trình báo, vào khoảng 18 giờ ngày 27.12.2024, chị đi làm về trên đường từ chợ Lệ Trạch về thôn Lệ Sơn Bắc (xã Hòa Tiến) thì bị một nam thanh niên điều khiển đi xe máy đi cùng chiều dùng tay sàm sỡ vùng ngực. Sau khi thực hiện hành vi sàm sỡ, nam thanh niên này phóng xe bỏ chạy.Nhận tin báo, Công an xã Hòa Tiến xác minh, điều tra làm rõ nghi phạm thực hiện hành vi trên là Đ.N.S. Tại cơ quan công an, S. đã thừa nhận hành vi sàm sỡ.Tiếp tục đấu tranh, Công an xã Hòa Tiến còn làm rõ vụ S. sàm sỡ 1 người phụ nữ khác tại đường ĐH409, gần chợ Lệ Trạch vào khoảng tháng 11.2024. Người phụ nữ này cũng đã trình báo Công an xã Hòa Tiến. Trong khi lực lượng công an đang làm rõ thì nhận thêm thông tin từ chị N.T.C.T.S. còn khai nhận trong vài tháng qua đã thường xuyên điều khiển xe máy ở các đoạn đường vắng khu vực nông thôn H.Hòa Vang và H.Đại Lộc, TX.Điện Bàn (Quảng Nam), tìm phụ nữ đi đường một mình để sàm sỡ. Hiện Công an xã Hòa Tiến đã lập hồ sơ xử lý S. theo quy định pháp luật.Trước đó, vào tháng 11.2024, Công an xã Hòa Tiến phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy Công an H.Hòa Vang bắt giữ 1 nghi phạm chuyên sàm sỡ phụ nữ trên tuyến đường ĐH409. Kết quả kiểm tra cho thấy nghi phạm dương tính với ma túy, Công an xã Hòa Tiến đã lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật và đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở xã hội Bầu Bàng.Ngoại trưởng Ý đánh giá Vành đai và Con đường trước thềm chuyến thăm Trung Quốc
Năm nay, ngân hàng được giao hạn mức tín dụng từ rất sớm, ngay từ đầu năm đã được giao hạn mức tín dụng xấp xỉ 16%. Đây là hạn mức tín dụng rất cao so với các ngân hàng trong nước.
Tiffany (SNSD): Thần tượng ngày nay rất lười biếng
Ban Tổ chức cho biết VPHM 2022 sẽ là giải chạy mang đậm tinh thần Hà Nội với 4 cự ly 5, 10, 21 và 42 km, dọc theo những cung đường mùa thu danh tiếng nhất Thủ đô. Xuất phát từ khu vực Hồ Hoàn Kiếm, các vận động viên sẽ chạy qua những góc phố rêu phong, cổ kính, chiêm ngưỡng các danh thắng lịch sử của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm tuổi như Hồ Tây, Ô Quan Chưởng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… Rồi sau đó, sải bước trên những đại lộ thênh thang đi qua các công trình biểu tượng mới đại diện cho một thủ đô năng động phát triển từng ngày. Đặc biệt, cung đường FM sẽ điểm danh đủ 5 hồ đặc biệt nhất Hà Nội: Hồ Gươm, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Ba Mẫu, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, cũng như đưa VĐV qua những địa danh cả nước quen tên như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình và Hoàng Thành Thăng Long. Có thể thấy, VPHM 2022 đã có nhiều thay đổi chiến lược để trở thành cung đường kết nối, tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng nhất, biểu tượng nhất của Hà Thành.
Theo ghi nhận của người viết, trong đêm lễ Tình nhân (14.2), các điểm bán hoa, socola, gấu bông đang giảm giá 50% các sản phẩm cho những cặp tình nhân. Đường sá ở TP.Buôn Ma Thuột trở nên nhộn nhịp, đông đúc khi người dân, giới trẻ dạo chơi, ăn uống trong đêm Valentine.Anh Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, trú tại P.Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) cho biết bản thân đã bán hoa vào các dịp lễ được 10 năm. Vào ngày Valentine, giới trẻ thường mua những món quà, như: hoa tươi, hoa giấy, gấu bông, socola… để tặng cho người yêu của mình. "Năm nay, sinh viên ở Trường ĐH Tây Nguyên khá ít nên doanh thu của tôi giảm sút gần một nửa so với năm trước. Năm nay hoa tươi hết hàng sớm, còn hoa giấy, socola, tôi đều giảm giá 50% cho các bạn trẻ, người dân trước khi hết ngày lễ", anh Thành chia sẻ. Nhiều người bán hàng cho biết giá quà lễ Tình nhân dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng/sản phẩm tùy loại vào ngày 13.2. Tuy nhiên, đến ngày 14.2, các sản phẩm đều phải giảm giá 50% để tránh bị lỗ vốn, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, người thu nhập thấp có thể mua tặng người yêu của mình. Dưới đây là một số hình ảnh trong đêm lễ Tình nhân tại TP.Buôn Ma Thuột:
Lưu ý khi lập di chúc đối với nhà đất
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.